Các Loại Hình Thức Kiếm Tiền Affiliate Marketing

các loại hình thức kiếm tiền affiliate marketing

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) đang dần khẳng định vị thế như một phương thức kiếm tiền online hiệu quả, thu hút sự tham gia của đông đảo người dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các loại hình thức kiếm tiền khác nhau trong lĩnh vực này. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng DPS khám phá các loại hình thức kiếm tiền Affiliate Marketing phổ biến nhất hiện nay để bạn có thể hiểu rõ hơn về từng loại và lựa chọn phương thức tính phí tiếp thị liên kết phù hợp nhất nhé.

Giới thiệu về Affiliate Marketing

Affiliate Marketing, hay còn gọi là tiếp thị liên kết, là một phương thức tiếp thị mà ở đó các nhà phân phối (Affiliate/Publisher) sẽ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của các nhà cung cấp (Advertiser/Merchant) và nhận hoa hồng khi khách hàng (End User) thực hiện một hành động nhất định (như mua hàng, đăng ký tài khoản, tải ứng dụng) qua liên kết của họ. Đây là một hình thức kiếm tiền trực tuyến phổ biến và hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những ai muốn tạo ra thu nhập thụ động mà không cần phải sở hữu sản phẩm riêng. Affiliate Marketing không chỉ giúp các nhà phân phối kiếm tiền mà còn giúp các nhà cung cấp tăng doanh số và mở rộng thị trường một cách hiệu quả.

Affiliate Marketing - hình thức kiếm tiền linh hoạt thụ động được ưa chuộng nhất hiện nay
Affiliate Marketing – hình thức kiếm tiền linh hoạt thụ động được ưa chuộng nhất hiện nay

Các loại hình thức kiếm tiền Affiliate Marketing

Cost Per Click (CPC)

CPC là gì?

Cost Per Click (CPC) là một trong các loại hình thức kiếm tiền Affiliate Marketing phổ biến nhất, trong đó các nhà phân phối sẽ nhận được tiền khi có ai đó nhấp chuột vào liên kết quảng cáo của họ.

Cách thức hoạt động của CPC

CPC hoạt động khá đơn giản, nhà phân phối thu hút khách hàng truy cập vào website của nhà cung cấp thông qua đường link giới thiệu. Hoa hồng được tính cho mỗi lần click hợp lệ vào đường link, bất kể hành động sau đó của khách hàng.

Cost Per Click (CPC) - Thanh toán theo lượt click
Cost Per Click (CPC) – Thanh toán theo lượt click

Cost Per Action (CPA)

CPA là gì?

CPA – viết tắt của Cost Per Action, là phương thức thanh toán phổ biến trong tiếp thị liên kết Affiliate Marketing, thông qua đó, các nhà phân phối (publisher) nhận hoa hồng khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể, thay vì chỉ tính theo lượt click chuột như CPC. CPA được xem là một trong những hình thức quảng cáo hiệu quả nhất vì nó tập trung vào kết quả thực sự mà doanh nghiệp mong muốn, giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Cách thức hoạt động của CPA

Publisher quảng bá sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp (advertiser) thông qua đường link giới thiệu. Khi khách hàng truy cập website advertiser qua đường link và thực hiện hành động mong muốn (như đăng ký, mua hàng,…), publisher sẽ nhận hoa hồng cho hành động đó. Số tiền hoa hồng này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ khó của hành động và giá trị mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Ví dụ, một hành động như mua hàng thường sẽ có giá trị cao hơn so với việc chỉ đăng ký nhận bản tin.

Cost Per Action (CPA) - Thanh toán theo hành động
Cost Per Action (CPA) – Thanh toán theo hành động

Cost Per Install (CPI)

CPI là gì?

CPI – viết tắt của Cost Per Install, là một trong các loại hình thức kiếm tiền trong Affiliate Marketing thường gặp ở những lĩnh vực như phần mềm, ứng dụng, ngân hàng,… Với CPI, nhà phân phối (publisher) nhận hoa hồng cho mỗi lượt cài đặt thành công một ứng dụng di động hoặc phần mềm thông qua đường link giới thiệu của họ.

Đây là một phương pháp phổ biến và hiệu quả trong việc quảng bá ứng dụng di động, vì nó đảm bảo rằng nhà cung cấp chỉ phải trả tiền khi đạt được mục tiêu cụ thể là có thêm người dùng mới cho ứng dụng của mình. CPI thường được sử dụng rộng rãi bởi các nhà phát triển ứng dụng và các doanh nghiệp muốn tăng cường sự hiện diện của ứng dụng trên thị trường di động.

Cách thức hoạt động của CPI

Hình thức kiếm tiền Affiliate Marketing CPI hoạt động dựa trên việc các nhà cung cấp tạo ra các chiến dịch quảng bá ứng dụng và các publishers sẽ quảng bá những ứng dụng này thông qua các kênh khác nhau như blog, mạng xã hội, quảng cáo trên ứng dụng khác, hoặc các trang web chuyên về ứng dụng di động. Khi người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo và hoàn thành việc cài đặt ứng dụng, nhà cung cấp sẽ trả một khoản tiền hoa hồng cho publishers. Số tiền này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ phổ biến của ứng dụng, độ cạnh tranh của thị trường và quốc gia nơi người dùng cài đặt ứng dụng. CPI giúp đảm bảo rằng mỗi lượt cài đặt đều mang lại giá trị cụ thể, tối ưu hóa chi phí cho nhà quảng cáo.

Cost Per Install (CPI) - Thanh toán theo lượt cài đặt
Cost Per Install (CPI) – Thanh toán theo lượt cài đặt

Cost Per Lead (CPL)

CPL là gì?

Cost Per Lead (CPL) là một hình thức tiếp thị liên kết mà trong đó Advertiser chỉ phải trả tiền hoa hồng cho Publisher khi người dùng hoàn thành một hành động cụ thể liên quan đến việc cung cấp thông tin liên hệ, chẳng hạn như điền vào biểu mẫu đăng ký, đăng ký nhận bản tin, hoặc yêu cầu thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ.

CPL tập trung vào việc thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng để tiếp tục chăm sóc và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự. Đây là một phương pháp hiệu quả để mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng mà không cần đầu tư quá nhiều vào quảng cáo truyền thống.

Cách thức hoạt động của CPL

Hình thức CPL hoạt động dựa trên việc các Advertiser tạo ra các chiến dịch với mục tiêu thu thập thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng. Các Publishers sẽ quảng bá các chiến dịch này thông qua những trang mạng xã hội, website,… mà họ sở hữu.

Khi người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo và hoàn thành việc điền thông tin vào biểu mẫu đăng ký, nhà quảng cáo sẽ trả một khoản tiền hoa hồng cho Publisher. Số tiền này có thể khác nhau tùy thuộc vào giá trị của thông tin khách hàng tiềm năng và lĩnh vực kinh doanh của nhà quảng cáo. CPL giúp doanh nghiệp xây dựng được danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng, từ đó tối ưu hóa quá trình tiếp cận và chăm sóc khách hàng.

Cost Per Lead (CPL) - Thanh toán theo lead
Cost Per Lead (CPL) – Thanh toán theo lead

Cost Per Sale (CPS)

CPS là gì?

Cost Per Sale (CPS) là một trong các loại hình thức kiếm tiền Affiliate Marketing được các nhà cung cấp đánh giá cao nhất về mặt hiệu quả, trong đó Advertiser chỉ phải chi trả hoa hồng khi người dùng hoàn thành một giao dịch mua hàng qua liên kết quảng cáo. Đây là hình thức tiếp thị phổ biến trong các lĩnh vực thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến, vì nó đảm bảo rằng chi phí quảng cáo trực tiếp tương quan với doanh số bán hàng. CPS giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí quảng cáo và đảm bảo rằng mỗi khoản chi tiêu đều mang lại doanh thu cụ thể.

Cách thức hoạt động của CPS

Trước tiên, Advertiser tạo ra các chiến dịch tiếp thị với mục tiêu cụ thể là tăng doanh số bán hàng. Các Publishers sau đó sẽ quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ của Advertiser thông qua các kênh truyền thông online. Khi người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo và hoàn thành việc mua hàng, Advertiser sẽ trả hoa hồng cho Publishers theo thỏa thuận trước đó giữa 2 bên, khoản hoa hồng này thường là một phần trăm cố định của giá trị đơn hàng. CPS đảm bảo rằng chi phí quảng cáo chỉ phát sinh khi có doanh thu thực sự, giúp tối ưu hóa ngân sách tiếp thị.

Cost Per Sale (CPS) - Thanh toán theo doanh số
Cost Per Sale (CPS) – Thanh toán theo doanh số

Cost Per Order (CPO)

CPO là gì?

Cost Per Order (CPO) là một phương thức tính phí tiếp thị liên kết mà trong đó các Advertise sẽ thanh toán hoa hồng cho Publishers khi người dùng hoàn thành một đơn đặt hàng thông qua liên kết quảng cáo. Hình thức này phổ biến trong ngành thương mại điện tử và các doanh nghiệp bán lẻ, nơi việc đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo thông qua số lượng đơn đặt hàng cụ thể là rất quan trọng. CPO giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí quảng cáo bằng cách chỉ trả tiền khi đạt được kết quả thực tế là có đơn hàng.

Cách thức hoạt động của CPO

Hình thức CPO hoạt động dựa trên một quy trình rõ ràng và minh bạch. Trước tiên, Advertiser sẽ tạo ra các chiến dịch tiếp thị với mục tiêu là khuyến khích người dùng đặt hàng. Các Publishers sẽ quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ của Advertiser trên các kênh của họ, một khi người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo và hoàn thành việc đặt hàng, Publisher sẽ nhận được hoa hồng. Khoản hoa hồng này thường là một tỷ lệ phần trăm của giá trị đơn hàng, giúp đảm bảo rằng chi phí quảng cáo phản ánh đúng hiệu quả của chiến dịch.

Cost Per Order (CPO) - Thanh toán theo đơn hàng
Cost Per Order (CPO) – Thanh toán theo đơn hàng

So sánh sự khác biệt giữa CPS và CPO

Tiêu chíCPSCPO
Hành động thanh toán hoa hồngPublisher nhận hoa hồng khi đơn hàng hoàn tất thanh toánPublisher nhận hoa hồng ngay khi khách hàng đặt đơn hàng, bất kể đơn hàng có được thanh toán hay không.
Mức hoa hồngMức hoa hồng CPS thường cao hơn CPO vì Publisher chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình bán hàng, từ thu hút khách hàng đến thanh toán.Mức hoa hồng CPO thường thấp hơn CPS do Advertiser chỉ cần quan tâm đến việc xử lý đơn hàng
Rủi roPublisher gánh chịu rủi ro do đơn hàng có thể bị hủy hoặc hoàn tiền, dẫn đến việc không nhận được hoa hồngPublisher ít rủi ro hơn vì họ nhận hoa hồng ngay khi khách hàng đặt đơn hàng, bất kể kết quả thanh toán
Phân biệt CPS và CPO

CPR (Cost Per Register)

CPR là gì?

CPR (Cost Per Register) là một trong các phương thức kiếm tiền Affiliate Marketing mà qua đó, Advertisher cần chi trả hoa hồng cho Publisher khi người dùng hoàn thành việc đăng ký thông tin cá nhân trên một trang web, ứng dụng, hoặc dịch vụ nào đó thông qua liên kết quảng cáo. Đây là một trong những phương pháp phổ biến để tăng lượng đăng ký và khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp trực tuyến.

Cách thức hoạt động của CPR

Advertiser sẽ hợp tác với các Publishers để quảng bá các chiến dịch tiếp thị mà mục tiêu chính là khuyến khích người dùng đăng ký thành viên trên một nền tảng nào đó. Khi người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo và hoàn thành việc đăng ký thành viên theo yêu cầu, Advertiser sẽ thanh toán hoa hồng cho Publisher, dựa trên số lượng đăng ký hoặc theo một cơ chế thanh toán nhất định.

Cost Per Register (CPR) - Thanh toán theo đăng ký
Cost Per Register (CPR) – Thanh toán theo đăng ký

CPQL (Cost Per Qualified Lead)

CPQL là gì?

CPQL (Cost Per Qualified Lead) là một phương thức tính phí trong lĩnh vực tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), Advertiser trả hoa hồng cho các Publishers khi một khách hàng tiềm năng được coi là “chất lượng” hoặc “đủ điều kiện”. Điều này có nghĩa là người dùng không chỉ đơn giản là click vào quảng cáo hay điền thông tin, mà còn phải thực hiện một hành động cụ thể mà doanh nghiệp xác định trước đó là quan trọng để coi là một lead có giá trị.

Cách thức hoạt động của CPQL

CPQL hoạt động dựa trên việc xác định và định nghĩa rõ ràng về tiêu chí một lead được coi là “đủ điều kiện”. Thông thường, các tiêu chí này có thể bao gồm những điều kiện như: khách hàng tiềm năng phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể, chẳng hạn như độ tuổi, vị trí địa lý, ngành nghề hoặc mức độ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Khi người dùng hoàn thành và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này, Publisher sẽ nhận hoa hồng từ Advertiser theo một mức độ đã được định trước.

Cost Per Qualified Lead (CPQL) - Thanh toán theo lead đủ điều kiện
Cost Per Qualified Lead (CPQL) – Thanh toán theo lead đủ điều kiện

So sánh các phương thức kiếm tiền trong Affiliate Marketing

Loại hìnhƯu điểmNhược điểmKhi nào nên chọn
Cost Per Click (CPC)– Chi phí quảng cáo dựa trên số lượng click vào quảng cáo, dễ dàng đo lường hiệu quả.
– Thích hợp cho việc tăng lượng truy cập vào website hay sản phẩm.
– Không đảm bảo chất lượng traffic và chuyển đổi cao.
– Dễ bị click lạm dụng và gia tăng chi phí, không hiệu quả.
– Phù hợp với các chiến dịch quảng cáo nhằm tăng lượng truy cập.
Khi muốn tăng lượng truy cập vào website hoặc sản phẩm một cách nhanh chóng mà không cần yêu cầu hành động cụ thể từ người dùng.
Cost Per Action (CPA)– Chi trả khi có hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, hoàn thành dịch vụ.
– Đảm bảo chi phí quảng cáo điều khiển dựa trên hiệu quả thực tế.
– Chi phí cao hơn so với CPC do yêu cầu hành động cụ thể từ người dùng.
– Yêu cầu hệ thống theo dõi và xác thực chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch.
Khi muốn đảm bảo chi phí quảng cáo chỉ phát sinh khi có kết quả cụ thể như mua hàng hay đăng ký thành công.
Cost Per Install (CPI)– Thích hợp cho các ứng dụng di động và sản phẩm yêu cầu cài đặt từ người dùng.
– Dễ đo lường hiệu quả với số lượng cài đặt được thực hiện.
– Tỷ lệ chuyển đổi thấp do người dùng có thể gỡ bỏ ứng dụng sau khi cài đặt.
– Cạnh tranh cao từ các ứng dụng không có giá trị.
Khi muốn tăng số lượng cài đặt ứng dụng hoặc sản phẩm di động một cách hiệu quả và đo lường rõ ràng.
Cost Per Lead (CPL)– Được thanh toán khi có thông tin liên hệ từ người dùng (email, điện thoại, địa chỉ).
– Giúp xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng.
– Chi phí có thể cao nếu không có chất lượng lead cao.
– Yêu cầu quản lý và xử lý thông tin khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Khi muốn xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng và có thể tiếp cận trực tiếp để chuyển đổi thành khách hàng.
Cost Per Sale (CPS)– Chi trả khi có giao dịch mua hàng thành công, đảm bảo chi phí quảng cáo phản ánh trực tiếp vào doanh thu.
– Dễ đo lường hiệu quả với doanh số bán hàng.
– Tỷ lệ chuyển đổi thấp vì yêu cầu người dùng hoàn thành giao dịch mua hàng.
– Cần hệ thống thanh toán và theo dõi giao dịch chặt chẽ.
Khi muốn đảm bảo chi phí quảng cáo chỉ phát sinh khi có doanh thu thực sự từ giao dịch bán hàng.
Cost Per Order (CPO)– Chi phí dựa trên số đơn hàng được đặt, phù hợp cho các chiến dịch bán hàng trực tuyến.
– Dễ đo lường hiệu quả với số lượng đơn hàng.
– Đòi hỏi quản lý và xử lý đơn hàng một cách chính xác và hiệu quả.
– Tỷ lệ chuyển đổi thấp nếu quy trình đặt hàng phức tạp.
Khi muốn tối ưu hóa chi phí quảng cáo cho các chiến dịch bán hàng trực tuyến và đo lường kết quả rõ ràng từ số lượng đơn hàng.
Cost Per Register (CPR)– Chi trả khi người dùng hoàn thành đăng ký thành viên, giúp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng.
– Dễ đo lường hiệu quả với số lượng đăng ký.
– Tỷ lệ chuyển đổi thấp vì yêu cầu người dùng hoàn thành đăng ký.
– Cần quản lý và xử lý thông tin khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Khi muốn xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng và có thể tiếp cận trực tiếp để chuyển đổi thành thành viên.
Cost Per Qualified Lead (CPQL)được xác định là “đủ điều kiện” để chuyển đổi thành khách hàng.
– Đảm bảo chi phí chỉ phát sinh khi có lead có giá trị.
– Đòi hỏi định nghĩa rõ ràng về tiêu chí “đủ điều kiện” và quản lý để đảm bảo tính minh bạch và công bằng.
– Chi phí có thể cao hơn so với các hình thức khác.
Khi muốn đảm bảo chi phí quảng cáo chỉ phát sinh khi có lead có giá trị và có khả năng chuyển đổi cao thành khách hàng thực sự.
Bảng so sánh Các phương thức tính phí tiếp thị liên kết

Bạn muốn gia tăng doanh thu thông qua Affiliate Marketing một cách hiệu quả? Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ Truyền thông DPS. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn đưa ra các chiến lược phù hợp và đạt được kết quả cao nhất. Hãy liên hệ ngay với DPS để bắt đầu chặng đường thành công của bạn!

Previous Post Previous Post
Newer Post Newer Post
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận