fbpx

“Google không hoàn hảo” – đó có thể là nguyên nhân vì sao bạn tụt hạng sau các đợt Update

  • Trang chủ
  • Blog
  • “Google không hoàn hảo” – đó có thể là nguyên nhân vì sao bạn tụt hạng sau các đợt Update

Trong tuần trước, Google SearchLiaison đã thực hiện một bài thuyết trình về thực tế rằng kết quả tìm kiếm của Google không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Google SearchLiaison nhấn mạnh vào việc Google liên tục cập nhật để cải thiện những kết quả này và cần phải cải tiến hướng dẫn dành cho người tạo nội dung. Bài viết này hi vọng sẽ diễn giải được các ý trọn vẹn nhất đến bạn.

1. Kết quả tìm kiếm của Google hiện tại không hoàn hảo, và tương lai cũng vậy!

Trong quá trình phát triển và cải tiến Google Search, điều quan trọng bạn cần biết là: kết quả tìm kiếm của Google không hoàn hảo. Như Google đã thừa nhận, họ có thể sẽ mắc lỗi và không luôn luôn đưa ra kết quả chính xác. Tuy nhiên, Google luôn nỗ lực không ngừng nhằm hiển thị nội dung hữu ích nhất có thể.

Giống như những người bạn gặp, ai cũng có những ưu và khuyết điểm của họ. Google Search hiện tại cũng có những ưu khuyết điểm của mình.

Như 1 câu nói của tác giả cuốn Wabi Sabi, Leonard Koren: “Hãy quên đi những thứ hoàn mỹ mà bạn vẫn thường mơ tưởng, một chiếc bình đẹp nhất cũng có vết nứt, vết nứt có thể đưa ánh sáng lọt vào”

Hãy quên đi một Google hoàn hảo biết hết mọi thứ trong trí tưởng tượng của bạn, Google lúc hoàn hảo nhất thì vẫn có những khuyết điểm – và đó cũng chính là nơi mà Google trở nên hoàn thiện hơn.Google will never get everything right 
But we’ll keep working to show the most helpful content we can

2. Những hướng dẫn để thành công với Google không mới mà chúng dựa trên những nguyên tắc đã được hình thành từ nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ trước.

Có một nhận thức sai lầm từ một số người mà Google SearchLiaison đã tương tác trong vài tuần qua, rằng hướng dẫn về cách thành công với Google Search là mới mẻ và họ cần phải thực hiện những thay đổi. Tuy nhiên, đối với Google SearchLiaison tại Google, điều này thật khó hiểu vì thực tế không phải như vậy. Những hướng dẫn này không mới mà chúng dựa trên những nguyên tắc đã được hình thành từ nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ trước.

Screenshots of 2022 help page compared to 2011 help page

Thực sự hướng dẫn 2022 của Google được xây dựng tương tự hướng dẫn 2011, nó không khác gì nhiều.

3. Những nguyên nhân chính khiến các Webmaster không hiểu, hoặc hiểu chưa đúng hướng dẫn đã có từ lâu của Google

3.1 Hướng dẫn của Google thường tập trung vào một mục tiêu xa và lớn. Webmaster thì lại hiểu nó một cách hạn hẹp trong phạm vi nhỏ.

Ví dụ trong hướng dẫn của Google: liệu nội dung SEO của bạn có được trình bày theo cách khiến bạn muốn tin tưởng vào nó? Điều này bao gồm việc đánh giá xem nội dung có rõ ràng về nguồn gốc, có bằng chứng về chuyên môn liên quan, thông tin nền về tác giả hoặc trang web đăng tải, ví dụ: qua các liên kết đến trang thông tin tác giả hoặc trang ‘Về chúng tôi’ của trang web hay không?

Thì các nhiều Webmaster lại hiểu rằng Google đang đề cập đến những yêu cầu cụ thể. Ví dụ, họ tập trung vào trang thông tin tác giả như thể Google sẽ kiểm tra và xếp hạng nội dung cao hơn nếu nó có điều đó (Google không làm vậy).

Thông tin tác giả hoặc trang ‘Về chúng tôi’ chỉ là những ví dụ. Thứ bạn thực sự cần chú ý trong hướng dẫn trên là: nội dung SEO của bạn có được trình bày theo cách khiến bạn muốn tin tưởng vào nó.

Để dễ hình dung, khi triết gia nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Ý của câu nói nổi tiếng của triết gia Hy Lạp cổ đại Heraclitus nhằm ám chỉ sự vận động không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Đừng quá tập trung vào một ai hoặc một dòng sông nào, những thứ đó chỉ là được đem ra để ví dụ.

What we say: a broad goal
“Does the content present information in a way that makes you want to trust it, such as clear sourcing, evidence of the expertise involved, background about the author or the site that publishes it, such as through links to an author page or a site's About page?”

What you hear: specific, specific, specific
“Does the content present information in a way that makes you want to trust it, such as clear sourcing, evidence of the expertise involved, background about the author or the site that publishes it, such as through links to an author page or a site's About page?”

3.2 Một số người đọc hướng dẫn của Google và đưa ra những khuyến nghị cứng nhắc mà Google không hề nói đến

Điều làm phức tạp thêm tình hình là một số người đọc hướng dẫn của Google và đưa ra những khuyến nghị cứng nhắc mà Google không hề nói đến. Họ có thể nói rằng: “Nếu bạn có trang ‘Về chúng tôi’, bạn sẽ được xếp hạng cao hơn!” Điều này không đúng. Google không hoạt động theo cách đó. Điều này dẫn đến việc bạn cần phải suy nghĩ phản biện khi nhận lời khuyên về cách xếp hạng tốt trên Google.What others say: definitive recommendations
If you have an author bio page, you rank better!
If you said something was written or reviewed by an expert, you rank better!
If you have an About page, you rank better!

3.3 Một số webmaster tìm kiếm và chia sẻ những ‘lối tắt’ không hiệu quả mà không hề phản biện.

Xếp hạng của Google nói riêng – hoặc trong cuộc sống nói chung – không có gì lại đơn giản đến mức như vậy. Nếu có ai đó nói với bạn ‘đây là điều Google khuyên bạn làm’, hãy kiểm chứng và phản biện.

Giống như khi ai đó nói bạn: có một mẹo này có thể giảm 10 cân trong 10 phút ?!? Những việc quá đơn giản như vậy bạn hoàn toàn nên nghi ngờ và kiểm chứng lại đúng không?

Hãy làm điều tương tự như vậy với những lời khuyên về SEO.

Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu. Luôn có nhiều mặt cần xem xét đối với vấn đề ấy và phải trải qua quá trình tư duy, bao gồm các giai đoạn từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá rồi mới đi đến kết luận cuối cùng.

Remember “One weird old trick” ads? screenshot. From Wikipedia: “One Weird Trick”Beware the “one weird SEO trick” how to gain rankings with this one weird trick!

3.4 Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại, một số câu từ trong hướng dẫn của Google cũng dễ gây hiểu lầm.

Ví dụ thay vì nói ‘Đừng làm điều đó chỉ vì Google‘, hướng dẫn của Google có thể được viết lại một cách tốt hơn là ‘Có, hãy làm những điều đó cho Google, nếu bạn nghĩ điều đó là cũng tốt cho người dùng‘. Vì nếu bạn theo đuổi những điều mà người dùng muốn, bạn đi trước một bước so vói thuật toán của Google. Còn nếu bạn chỉ theo đuổi tối ưu cho thuật toán của Google, bạn sẽ luôn phải đuổi theo vì thuật toán luôn được cập nhật.

Có những điều cả ngàn lời cũng không đủ, nhưng cũng lại có những điều một chữ đã quá dư thừa. Giống như bạn sẽ rất khó có thể mô tả được “cay” là như thế nào cho một người chưa bao giờ ăn ớt. Ngôn ngữ có những giới hạn của nó. Đó là lý do vì sao Google có những khó khăn nhất định trong việc truyền đạt lại các hướng dẫn cho webmaster.

Our systems are chasing what people like

If you “chase the algorithm,” 
you’re behind

If you chase what people like, 
you’re ahead of the algorithm

 

4. Sau mỗi lần Google phát hành cập nhật, không hiếm khi một số người chỉ ra những thiếu sót hoặc vấn đề trong kết quả tìm kiếm.

Như đã nói, Google Search không hoàn hảo và sẽ không bao giờ hoàn hảo. Sẽ luôn có những ví dụ xấu để chỉ trích. Phản hồi là điều được Google hoan nghênh và Google không đang bỏ qua những phản hồi đó, họ chỉ đang xem xét những ví dụ xấu, cố gắng hiểu vấn đề cơ bản và tiến lên với những cải thiện trong tương lai.

Những ví dụ xấu không có nghĩa là cập nhật không cải thiện kết quả tìm kiếm nói chung

Có những lúc một người hiền lành sẽ nóng giận, có những lúc những người mạnh mẽ cũng sẽ yếu đuối. Nhưng việc đó không đồng nghĩa với họ là một con người nóng giận hay yếu đuối. Chúng ta không thể lấy một phần rất nhỏ để đánh giá Google hay đánh giá một con người.But some bad examples don’t mean the update didn’t improve things overall We’'ll roll forward to try and catch them and others with future updates

Để kết thúc, Google Search luôn mong muốn người tạo nội dung đạt được thành công. Đó là nền tảng cho những kết quả mà Google hiển thị, không có nội dung thành công, không có Google thành công. Google trân trọng tất cả những người đang tạo ra nội dung tuyệt vời, và Google vẫn sẽ tìm cách giao tiếp tốt hơn với các nhà sáng tạo và thưởng cho nội dung xuất sắc đó.Thank you! Good content improves our results by making people happy We want the open web and content creators to succeed

 

Previous Post Previous Post
Newer Post Newer Post
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bin
Bin
1 năm trước

Bài viết hay