ChatGPT là sản phẩm mới của OpenAI. Nó có thể tạo nội dung nhanh chóng với chất lượng khá tốt. Cụ thể, việc ChatGPT có thể làm là hoàn thành câu, giải thích kiến thức, tổng hợp thông tin, viết mẫu quảng cáo v.v. Do đó, nhiều content writer lo lắng về khả năng cạnh tranh của nó. Tuy nhiên, nếu khéo léo sử dụng, nó cũng có thể hỗ trợ đặc lực, giúp Content Writer giảm thiểu thời gian để tăng hiệu quả công việc. Vậy Content Writer nên ứng dụng ChatGPT vào công việc như thế nào? Cùng tham khảo gợi ý ngay bên dưới!
Những lợi ích khi sử dụng ChatGPT trong việc tạo nội dung
ChatGPT là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng cao. Nó cung cấp cho bạn khả năng tạo ra nội dung tự động, đồng thời giữ cho nội dung của bạn đầy đủ và chính xác.
ChatGPT cung cấp cho bạn các lợi ích sau:
1. Tiết kiệm thời gian: ChatGPT giúp bạn tiết kiệm thời gian khi tạo nội dung bằng cách tự động hóa quá trình tạo nội dung. Bạn chỉ cần đặt ra yêu cầu và để phần còn lại cho Chat GPT.
2. Tự động hóa nội dung: ChatGPT sử dụng công nghệ máy học để tự động tạo nội dung phù hợp với câu hỏi hoặc yêu cầu đặt ra. Không chỉ nhận diện được nhiều ngôn ngữ, nội dung do Chat GPT còn đầy đủ và chính xác, câu văn cũng có ngữ pháp phù hợp, dễ hiểu và tự nhiên.
3. Cập nhật nội dung: ChatGPT tổng hợp thông tin từ kho dữ liệu khổng lồ nên có khả năng cập nhật khá ổn. Thông tin tạo ra phù hợp với kiến thức chung của xã hội. Đặc biệt, nó còn có khả năng dự đoán để đưa ra câu trả lời đúng ý người hỏi.
4. Giảm thiểu lỗi: ChatGPT cũng giúp bạn giảm thiểu lỗi khi tạo nội dung bằng cách tự động kiểm tra nội dung và loại bỏ các lỗi của nội dung.
Với những lợi ích trên, ChatGPT là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng cao và tiết kiệm thời gian.
Xác định đầu việc có thể giao cho ChatGPT
Để biến ChatGPT thành thanh kiếm sắc bén, trước tiên bạn phải là người cầm kiếm giỏi. Bạn càng nêu rõ vấn đề cần giải quyết, ChatGPT càng cho câu trả lời chính xác. Trước tiên hãy điểm lại quy trình Content Writer cần làm để tạo ra sản phẩm tốt:
1. Tìm hiểu về khách hàng của bạn: Bạn cần phải hiểu rõ khách hàng của mình và những gì họ muốn.
2. Xác định sản phẩm: Bạn cần hiểu rõ sản phẩm mục tiêu của bạn và cách sản phẩm thỏa mãn khách hàng.
3. Xây dựng kế hoạch nội dung: Khi bạn đã xác định hướng nội dung cụ thể, bạn cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho bài viết. Kế hoạch này có thể bao gồm các bước như: tổng quan, mục tiêu, nội dung, thời gian và các yêu cầu khác.
4. Tạo ra nội dung chi tiết: Sau khi bạn đã xác định mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu tạo ra nội dung.
5. Phân tích và đánh giá nội dung: Sau khi bạn đã tạo ra nội dung, bạn cần phải phân tích và đánh giá nội dung để đảm bảo rằng nó đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
6. Cập nhật nội dung: Cuối cùng, bạn cần phải cập nhật nội dung của mình thường xuyên để đảm bảo rằng nó luôn được cập nhật và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Tìm hiểu khách hàng
Ở bước này, bạn cần bước đầu hình dung được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bức phác họa chân dung khách hàng đương nhiên vẫn còn rất sơ sài. Lúc này, ChatGPT có thể đưa ra vài gợi ý về điều mà khách hàng quan tâm, cũng như nỗi lo lắng, sợ hãi của họ.
Trong ví dụ bên dưới, tôi đóng vai chủ một trung tâm Anh ngữ cho trẻ mầm non. Vậy tôi sử dụng ChatGPT để tìm kiếm các lý do khiến khách hàng cần đến tôi.
Xác định sản phẩm
Đương nhiên, ChatGPT không thể hiểu rõ sản phẩm của bạn bằng chính bạn. Sản phẩm càng mới lạ, độc đáo, ChatGPT càng có ít thông tin. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là ChatGPT hoàn toàn vô dụng ở bước này.
Bạn có thể đặt những câu hỏi để tìm kiếm USP tiềm năng cho lĩnh vực đang kinh doanh. Sau đó đối chiếu thông tin nhận được với sản phẩm thực tế của mình. Như vậy, bước đầu bạn có được 1 kim chỉ nam để lên kế hoạch nội dung với thông điệp quảng bá cụ thể. Việc xác định 1 điểm độc đáo duy nhất giúp sản phẩm dễ dàng trở nên nổi bật và làm khách hàng ghi nhớ nhanh hơn.
Xây dựng kế hoạch nội dung
Từ sản phẩm thực tế với các đặc điểm cụ thể, ChatGPT có thể thay bạn lên ý tưởng về các chủ đề bài viết. Đương nhiên, bạn sẽ cần kiểm tra lại tính phù hợp, cân nhắc thêm/bớt chủ đề dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của chính bạn.
Tạo ra nội dung
Đây là việc hầu hết mọi người đều làm với ChatGPT. Bạn chỉ cần đơn giản là đặt ra yêu cầu với những tiêu chí cơ bản như chủ đề, tiêu đề muốn sử dụng, độ dài, ưu điểm… ChatGPT sẽ thực hiện việc tạo nội dung chỉ trong khoảng 30 giây. Chờ cho nội dung được biên soạn hoàn tất, bạn chỉ cần chỉnh sửa lại văn phong cho mềm mại hơn theo ý mình.
Mẹo sử dụng hiệu quả ChatGPT Content Writer cần lưu ý
Content Writer nên ứng dụng ChatGPT đúng cách. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Luôn nhớ bạn là “người cầm kiếm”. Tức bạn phải hiểu rõ trình tự làm việc và cân nhắc đầu việc mà ChatGPT có thể hỗ trợ. Đừng phụ thuộc vào “thanh kiếm” ChatGPT
- Luôn cho ChatGPT bối cảnh cụ thể để đưa ra câu trả lời phù hợp. Bạn có thể tham khảo cách tôi đặt câu hỏi cho ChatGPT
- Luôn là người kiểm tra cuối cùng. Xét cho cùng, ChatGPT vẫn là 1 chiếc máy nên câu trả lời sẽ không được tự nhiên. Bạn cần đọc lại và chỉnh sửa cho phù hợp.
- Giữ nhiệt huyết sáng tạo. Đây là điểm khác biệt giữa bạn với công cụ tổng hợp thông tin cực nhanh, cực chính xác đang và sẽ có.
Tổng kết
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi khi sử dụng ChatGPT trong công việc. Mong rằng có thể mang đến cho bạn những gợi ý hữu ích để tối ưu hiệu quả làm việc. Nếu bạn có ý kiến khác về chủ đề “Content Writer Nên Ứng Dụng ChatGPT Vào Công Việc Như Thế Nào?”, hãy chia sẻ để mọi người cùng học hỏi nhé.