Lập Kế Hoạch Marketing Cho Sản Phẩm Với 10 Bước Chi Tiết

  • Trang chủ
  • Blog
  • Lập Kế Hoạch Marketing Cho Sản Phẩm Với 10 Bước Chi Tiết
lập kế hoạch marketing cho sản phẩm

Công ty hay doanh nghiệp của bạn vừa nghiên cứu phát triển thành công một sản phẩm, thật tuyệt vời. Nhưng, những sản phẩm này sẽ không tự mình tiêu thụ được – mà chúng ta cần lập một kế hoạch marketing cho sản phẩm để giới thiệu tới các khách hàng tiềm năng. Bài viết này, DPS sẽ chia sẻ và hướng dẫn cách lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới qua các bước chi tiết cùng ví dụ minh họa; đánh giá hiệu quả nhờ digital marketing, cùng theo dõi ngay nhé!

Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là gì?

Một kế hoạch marketing cho sản phẩm là cách bạn đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng với hiệu quả cao nhất có thể.
Kế hoạch marketing sẽ giúp bạn nghiên cứu được thị trường, tìm ra điểm mạnh và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phát triển thông điệp marketing chủ chốt. Bên cạnh đó, bản kế hoạch còn giúp bạn luôn theo dõi được lộ trình công việc và đánh giá được những việc nên hay không nên làm.
Thế nào là kế hoạch marketing cho sản phẩm
Mỗi sản phẩm cần có kế hoạch marketing cụ thể, độc đáo.

Các bước lập kế hoạch marketing cho sản phẩm

Bước 1: Nắm vững về sản phẩm

Để biết sản phẩm của mình sẽ được đứng ở đâu trên thị trường, chúng ta cần bắt đầu với những nghiên cứ bằng cách trả lời những câu hỏi:
  • Sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu gì?
  • Chúng có điểm gì khác biệt và nổi trội?
  • Tại sao khách hàng nên mua chúng?
Khi đã hoàn thành các câu hỏi cốt lõi đó, bạn có thể phân tích nâng cao để tìm ra những điểm độc đáo riêng của sản phẩm:
  • Nên bán sản phẩm của mình ở đâu?
  • Mức giá cả hợp lý trên thị trường và đáp ứng chi phí – lợi nhuận?
  • Sản phẩm cần được sử dụng/ bảo quản ở môi trường thế nào?

Bước 2: Nghiên cứu thị trường cho sản phẩm đang cần lập kế hoạch marketing

Đây là bước nghiên cứu xem sản phẩm của bạn có mức hấp dẫn tới đâu. Khi thực hiện bước 2, có ba vấn đề mà bạn cần lưu ý là dung lượng thị trường, xu hướng thị trườngtính thời vụ.
DPS gợi ý một vài công cụ cho hoạt động này.
1. Google Trends
Đây là một công cụ hữu hiệu để tìm kiếm những từ khóa từ Google. Đâu là những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong một khoảng thời gian nhất định mà bạn tìm kiếm. Từ đó, một phần giúp đánh giá về tính tiềm năng của thị trường.
2. Google Keyword Planner
Với công cụ này, bạn có thể tra được số lượt tìm kiếm của một từ khóa, điều này sẽ giúp bạn nắm rõ về việc những từ khóa nào được tìm kiếm nhiều và xác định được cả tính thời vụ.

Bước 3: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Khi đã nắm rõ về môi trường bên trong và bên ngoài của sản phẩm, đâu sẽ là phân khúc tốt để thâm nhập?
Khách hàng của bạn sẽ được phân chia theo độ tuổi, giới tính, vị trí, mức thu nhập, sở thích,… Cần thu thập các thông tin về người mua hàng một cách đầy đủ và xác định xem nhóm khách nào sẽ có khả năng mua hàng của bạn cao nhất.
Xác định tệp khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến
Khách hàng mục tiêu là nhóm người có chung đặc điểm, cá tính hay hành vi tiêu dùng,…
Sau đó, hãy xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng cụ thể mà sản phẩm đang hướng tới.
Chân dung khách hàng là toàn bộ thông tin về đối tương khách hàng mục tiêu lý tưởng và bạn xây dựng được từ nghiên cứu phía trên. Bao gồm cả những mô tả về sở thích, quyết định mua hàng, thói quen của họ,…

Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Nắm vững về đối thủ cạnh tranh là cực kỳ quan trọng khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm. Phân tích về các chiến lược phân phối, khuyến mại, khách hàng mục tiêu của họ, điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Cách dễ dàng để phân loại đối thủ cạnh tranh theo 3 nhóm là

  • Đối thủ cạnh tranh chính:  Đây là những công ty mà bạn đang cạnh tranh trực tiếp. Họ đang bán các sản phẩm tương tự và cho những đối tượng tương tự như bạn. (Ví dụ: BMW và Volvo) .
  • Đối thủ cạnh tranh thứ cấp:  Đây là những công ty đang bán các sản phẩm tương tự như bạn nhưng cho một đối tượng khác (ví dụ: cửa hàng thương hiệu bán quần áo so với cửa hàng nói chung cũng bán quần áo nhưng ở mức chất lượng và giá cả khác) .
  • Đối thủ cạnh tranh cấp ba:  Đây là những công ty không bán các sản phẩm tương tự cho bạn, nhưng họ tiếp thị cho những đối tượng tương tự.

Bước 5: Đặt ra mục tiêu khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm

Mục tiêu tiếp thị của bạn sẽ thiết lập giai điệu cho thông điệp tiếp thị, chiến lược và ngân sách. Phương pháp phổ biến nhất để thiết lập mục tiêu tiếp thị là sử dụng hệ thống SMART.

Mục tiêu khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm
Xây dựng mục tiêu marketing chuẩn SMART

Ví dụ khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm nước rửa tay. Thay vì đặt mục tiêu rộng, bạn có thể đưa ra con số cụ thể như sau:

  • Chúng tôi muốn tăng doanh thu bán hàng hàng tháng lên __%
  • Chúng tôi muốn xếp hạng 3 trên Google cho từ khóa “nước rửa tay tốt nhất”, từ khóa này sẽ mang lại cho chúng tôi khoảng 1500 khách truy cập mới mỗi tháng
  • Chúng tôi muốn tăng lưu lượng truy cập trang web lên 100 khách hàng tháng

Bước 6: Xây dựng thông điệp marketing cốt lõi

Bây giờ bạn đã đặt mục tiêu, hãy xác định thông điệp marketing cốt lõi mà bạn sẽ sử dụng trong các chiến lược tiếp thị của mình.
Thông điệp marketing cốt lõi giúp thiết lập khung cho các chiến lược của bạn, có thể là quảng cáo trên mạng xã hội, Google Ads, video marketing, v.v. Mỗi phần nội dung bạn sản xuất phải phù hợp với thông điệp cốt lõi mà bạn đang hướng đến.

Ví dụ minh họa: Omo là thương hiệu chất tẩy rửa không còn xa lạ với tất cả mọi người. Mặc dù có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, nhưng tất cả đều được định vị chung với một triết ký duy nhất ” Dirt is good”. “Vết bẩn” mang lại giá trị này đã khiến cho doanh thu của OMO tăng vọt gấp 10 lần tại khu vực Châu Á năm 2020.

Bước 7: Xây dựng chiến lược marketing

Với một bản kế hoạch đã được vạch sẵn, chúng ta cần đưa ra các giải pháp để đưa sản phẩm vào lưu thông và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Có rất nhiều cách để bạn hoàn thành mục tiêu của mình. Có thể liệt kê ra các ý tưởng của mình như:

  • Tham gia các sự kiện địa phương khác nhau;
  • Tạo cửa hàng pop-up trong trung tâm thương mại hoặc những nơi có nhiều người qua lại;
  • Viết thông cáo báo chí, tiếp thị nội dung.
  • Đưa sản phẩm của bạn lên Amazon hoặc các trang TMĐT
  • Chạy các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số để bán sản phẩm của bạn. (Facebook ADS, Google ADS)

Bước 8: Ngân sách khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm

Xác định ngân sách cho kế hoạch marketing sản phẩm
Ngân sách cho kế hoạch marketing cần đánh giá hài hòa trên lợi ích thu về

Với tất cả các bước làm trên đây, một điều quan trọng là bạn cần dự toán được ngân sách cho bản kế hoạch marketing của mình. Mối liên hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về sẽ giúp đánh giá được tính khả quan của chiến dịch.

Đồng thời, với nhiều chiến lược, lợi nhuận ngay lập tức có thể chưa thấy rõ nhưng bạn sẽ thu được lợi ích trong một quá trình dài như xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp,… Đó cũng là điều giúp bạn cân nhắc kỹ hơn cho kế hoạch của mình.

Bước 9: Kiểm tra và đánh giá hiệu quả

Digital marketing đã giúp hoạt động này dễ dàng hơn rất nhiều bởi vì chúng ta có tất cả các số liệu thống kế về lượt người ghé thăm trang web, lượng người mua và cả phân bổ chi phí cho mỗi đơn hàng,…
Đánh giá hiệu quả nhờ Digital marketing
Các công cụ digital giúp việc phân tích bán hàng trở nên dễ dàng
Khác với marketing truyền thống, chúng ta thông thường chỉ đánh giá kết quả bằng cách so sánh chi phí với lợi nhuận kinh doanh thu về. Digital marketing giúp giải quyết được nhiều bài toán hơn thế (khách hàng mất bao lâu để quyết định ấn mua, đo lường mức độ hài lòng qua đánh giá sản phẩm,…)

Bước 10: Đặt ra khung thời gian

Cuối cùng, hãy đặt thời gian cho các đầu công việc. Đâu sẽ là lô trình mà bạn mong muốn cho việc hoàn thành mục tiêu, thực hiện các chiến lược hay thực hiện bước đánh giá.

Hãy nhớ rằng, marketing là tất cả về việc thử nghiệm và tìm ra các kết hợp phù hợp cho sản phẩm mới của bạn. DPS tự tin là đối tác chuyên nghiệp thực hiện các dự án giải pháp marketing bao gồm thiết kế website, SEO tổng thể, chăm sóc Fanpage,… sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện hiệu quả bất kỳ một kế hoạch marketing nào.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay!

Form yêu cầu DPS Media tư vấn và báo giá

Dịch vụ cần DPS Media tư vấn và báo giá(Required)
This field is for validation purposes and should be left unchanged.
Previous Post Previous Post
Newer Post Newer Post
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận