276/28 Tân Hòa Đông, Bình Trị Đông, Bình Tân, TPHCM
lienhe@truyenthongdps.com

Digital Marketing Và Marketing Truyền Thống – Truyền Thống Hay Hiện Đại

  • Trang chủ
  • Blog
  • Blog
  • Digital Marketing Và Marketing Truyền Thống – Truyền Thống Hay Hiện Đại
Digital marketing

Việc lựa chọn giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống cho xây dựng chiến lược marketing chung cho doanh nghiệp thực sự không đơn giản. Cũng giống như việc bạn đi đến quyết định có cưới một cô gái hay không. Chắc hẳn bạn phải tìm hiểu thật kỹ cô ấy là ai và có phù hợp với bạn hay không? Hay giản đơn hơn là việc bạn mua một đồ vật nào đó cho ngôi nhà thân yêu của bạn. Dĩ nhiên bạn cũng cần xem mọi yếu tố liên quan như không gian, giá cả của đồ vật đó có phù hợp với tài chính của bạn không, v.v…Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn digital marketing hay marketing truyền thống cho doanh nghiệp của mình thì hãy theo dõi bài viết sau nhé!

Digital marketing là gì?

Digital marketing là gì
Digital Marketing không phải là khái niệm quá xa lạ với chúng ta trong nhiều năm trở lại đây.

Digital Marketing không phải là khái niệm quá xa lạ với chúng ta trong nhiều năm trở lại đây. Nhưng bạn đã hiểu rõ về Digital Marketing chưa? Nếu chưa thì bạn có thể tham khảo các tài liệu sẵn có trên mạng, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt để hiểu khái quát về Digital Marketing là gì.

Thực ra, Digital Marketing vẫn còn là một ngành mới với phương pháp luận, lý thuyết chưa được định hình thống nhất. Trong khi đó, sự phát triển của Digital Marketing lại quá nhanh chóng và mạnh mẽ. Đến nỗi, lý thuyết hay phương pháp của nó chưa kịp chuẩn hoá đã phải thay đổi để phù hợp với thực tiễn.

Khi có được hiểu biết về Digital Marketing một cách sơ bộ, với tư cách là một chiến lược gia cho doanh nghiệp, bạn nên đặt ra cho chính mình nhiều câu hỏi để biết và đo lường được mức độ phù hợp; và liệu bạn có nên lựa chọn Digital Marketing hay không?

1. Doanh nghiệp bạn là ai?

Doanh nghiệp bạn là ai
Bạn cần phải hiểu thật rõ chính mình cũng như doanh nghiệp của bạn đanh kinh doanh gì?

Trước khi có cái nhìn bao quát ra bên ngoài, bạn cần phải hiểu thật rõ chính mình. Nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào? Sản phẩm hay dịch vụ chủ đạo của bạn là gì? Doanh nghiệp đang hướng đến phân khúc thị trường nào? Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai và có đặc điểm nhân khẩu học như thế nào?

Liên quan đến hoạt động marketing, bạn cần biết hoạt động marketing của bạn diễn ra như thế nào trong những năm qua? Tính hiệu quả ra sao? Có phần nào mà bạn đã từng ứng dụng của Digital Marketing một cách không chủ đích mà bạn chưa biết? Nó có hiệu quả hay không?

Bạn càng đặt nhiều câu hỏi cho hiện trạng marketing của doanh nghiệp; bạn càng có nhiều dữ liệu để đưa ra sự lựa chọn Digital Marketing hay marketing truyền thống cho doanh nghiệp sau này.

2. Khách hàng của bạn là ai?

Việc xác định khách hàng của bạn là ai mấu chốt để bạn lựa chọn Digital Marketing hay marketing truyền thống cho doanh nghiệp.

Thực tế, hiểu được khách hàng và nắm được hành vi tiêu dùng cũng như  thói quen sinh hoạt của họ là một trong những yếu tố đầu tiên để bạn dành chiến thắng trong trận chiến marketing; dù cho là doanh nghiệp marketing dưới hình thức nào.

Bạn nên có báo cáo khảo sát về đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu bạn đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam, khách hàng mục tiêu của bạn trong độ tuổi từ 16 – 35 tuổi và đang sinh sống tại các thành phố lớn; thì chắc chắn là bạn PHẢI sử dụng Digital Marketing. Vì đây là nhóm đối tượng chủ yếu có thể tiếp cận thông qua digital platforms như: Facebook, YouTube và Instagram, v.v.

Nhưng nếu khách hàng của bạn là người nông dân. Sản phẩm của bạn chủ yếu lâu nay được tiếp thị qua kênh phân phối truyền thống như: các sản phẩm thuốc thú y, phân bón v.v. thì bạn thấy rằng ở thời điểm này, Digital Marketing chưa cần thiết.

Những thông tin cơ bản để mô tả customer insight bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Nơi sinh sống
  • Thu nhập
  • Hành vi tiêu dùng
  • Hành vi sử dụng các kênh truyền thông, mục đích sử dụng
  • Xu hướng sử dụng các kênh truyền thông của nhóm khách hàng mục tiêu

Việc vẽ đươc chân dung khách hàng mục tiêu điển hình của doanh nghiệp sẽ giúp bạn hiểu hơn về họ. Từ đó, bạn có thể đưa ra sản phẩm, dịch vụ hay phương tiện tiếp cận họ và thoả mãn nhu cần của khách hàng.

3. Đối thủ của bạn đang sử dụng Digital marketing hay chọn marketing truyền thống?

 

“Biết người, biết ta. Trăm trận, trăm thắng” là một trong những chiến thuật nổi tiếng trong binh pháp Tôn Tử đã được ứng dụng thành công vào kinh doanh từ rất lâu. Bạn đã hiểu rõ chính mình, thì tiếp theo bạn nên tìm hiểu xem đối thủ. Họ đã ứng dụng Digital Marketing chưa ? Hiệu quả như thế nào?

marketing truyền thống và marketing hiện đại
Tìm hiểu và học hỏi những thành công và sai lầm mà đối thủ cạnh tranh mắc phải khi áp dụng Digital Marketing.

Làm sao để biết? Thực ra, Internet Marketing là một mảng chiếm phần khá lớn trong “miếng bánh” Digital Marketing. Do đó, bạn có thể tự “spy” đối thủ mình bằng  2 cách. Thứ nhất là hãy search Google xem đối thủ đang làm gì trên đó? Tên của họ đã xuất hiện trong top các công cụ tìm kiếm hay chưa; khi bạn gõ keyword – từ khoá – liên quan đến ngành hoặc nhóm sản phẩm? Website của đối thủ có nằm trong top tìm kiếm của Google? Các kết quả tìm kiếm có dẫn tới các diễn đàn với nhiều bình luận sôi nổi liên quan tới thương hiệu của họ?

Thứ hai, bạn tìm tên đối thủ kèm facebook.com. Search theo cách này để xem liệu đã từng sử dụng chiến dịch nào? Xem xét Fan Page nào mang tên đối thủ trên Facebook chưa? Thông qua thông tin tìm kiếm, bạn hoàn toàn có thể tự đánh giá sơ bộ về mức độ thành công. Mặc khác, bạn cũng xem xét chất lượng những thông tin về đối thủ mà bạn tìm kiếm. Quan trọng hơn, bạn nên rút ra những bài học từ những thành công hay sai lầm của đối thủ. 

4. Xét trong phạm vi trong nước, lĩnh vực của bạn đang kinh doanh có xuất hiện nhiều trên các công cụ tìm kiếm không?

Social media marketing
Tìm kiếm thông tin đối thủ trên các công cụ tìm kiếm để xem họ đã áp dụng Digittal marketing chưa và có hiệu quả không?

Có thể đối thủ cả bạn và đối thủ của bạn, chưa kịp tìm hiểu và bắt nhịp với Digital Marketing. Cho nên, nếu bạn không tìm được bất kỳ hoạt động nào liên quan tới Digital Marketing của đối thủ; sau khi bạn đã nỗ lực tìm kiếm. Điều đó không hoàn toàn đồng nghĩa với việc ngành của bạn đang hoặc sẽ nói KHÔNG với Digital Marketing.

Như đã được đề cập ở trên, Digital Marketing là một lĩnh vực hoàn toàn mới. Mặc dù, thị trường Việt Nam đang là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất và lớn nhất khu vực Đông Nam Á về người dùng và dịch vụ. Nhưng vẫn còn khá chậm chạp và gặp nhiều bất cập trong việc áp dụng các ứng dụng vào thực tiễn. Do đó mà bạn cần phải có quan sát sâu hơn. Chứ bạn không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm về đối thủ.

Tương tự như tìm kiếm thông tin về đối thủ, bạn có thể tìm kiếm các từ khoá liên quan tới ngành của mình trên Internet. Nếu mức độ xuất hiện của nó nhiều và kết quả tìm kiếm dày đặc; thì chắc chắn là cơ hội VÀNG cho bạn. Rất có thể doanh nghiệp của bạn sẽ là doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng Digital Marketing tại Việt Nam trong nhóm ngành của mình. Cơ hội luôn tràn ngập và dễ dàng mỉm cười với những người đi đầu.

5. Khách hàng sẽ được lợi ích gì nếu bạn ứng dụng Digital Marketing?

Marketing truyền thống và Thu hút khách hàng
Khách hàng sẽ nhận được lợi ích gì khi doanh nghiệp áp dụng Digital Marketing.

Khách hàng vẫn luôn là trung tâm trong mọi kế hoạch marketing của doanh nghiệp bạn. Dù cho doanh nghiệp áp dụng Marketing truyền thống hay Digital Marketing. Nếu bạn sử dụng một hình thức Digital Marketing mà không mang đến lợi ích gì cho khách hàng mục tiêu; thì khả năng cao là việc đầu tư của bạn khó đạt được kết quả gì về lâu dài.

Vì vậy, bên cạnh việc tính Digital Marketing sẽ giúp bạn tối ưu hoá được nguồn lực, tiết kiệm chi phí và bắt kịp xu hướng thị trường; bạn cũng cần phải xem xét đến lợi ích của khách hàng.

Từ đó, bạn có thể xác định rõ hơn mục tiêu của doanh nghiệp khi ứng dụng Digital Marketing. Bạn muốn khách hàng sẽ làm gì nếu doanh nghiệp tiếp cận họ theo phương thức này. Hãy bạn hãy tự mình trả lời những câu hỏi sau nhé!

Bạn chỉ muốn họ đọc thông tin về doanh nghiệp hay công ty của bạn? Hay bạn muốn họ mua trực tiếp sản phẩm ngay trên Website? Bạn muốn họ sau khi tìm kiếm thì sẽ đến địa chỉ thực tế của bạn để mua hoặc bán? Bạn muốn duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng trên các mạng xã hội hay chỉ mang tính chất thời vụ? Tất cả những câu hỏi trên giúp bạn xác định rõ hơn mục tiêu và ra đưa hướng tiếp cận hiệu quả hơn.

6. Doanh nghiệp của bạn là B2B hay B2C?

B2B và B2C
Xác định đúng mô hình B2B hay B2C để áp dụng chiến lược marketing phù hợp

Để tiếp cận khách hàng tốt hơn, bạn sẽ làm marketing theo mô hình kinh doanh của công ty bạn B2B hay B2C? Đây là một câu hỏi cực kì quan trọng cho chính bạn. Vì rất nhiều doanh nghiệp đã và đang nhầm lẫn giữa những chiến lược dành cho B2B và B2C. Sự nhầm lẫn tai hại này dẫn đến sự thất bại thảm hại cho doanh nghiệp khi ứng dụng Digital Marketing hay ngay cả marketign truyền thống.

Và trong Digital Marketing, sự nhầm lẫn này càng dễ xảy ra hơn thế nữa. Bạn biết không, B2B trong Digital Marketing không chỉ là một bài toán khó; mà nó trở nên cực hóc búa cho ngay chính những doanh nghiệp đang làm các dịch vụ tư vấn Digital Marketing trên thế giới cũng như tại gặp phải khi thực hiện.

Nếu bạn không có cái nhìn đủ sâu sắc, cái đầu tỉnh táo và có chiến lược rõ ràng, cụ thể thì khả năng cao là khoản đầu tư của bạn sẽ không bao giờ nhắm trúng đích; nó giống như bạn đang “ném tiền qua cửa sổ” vậy đó.

Ví dụ cho việc ứng dụng Digital Marketing cho mô hình B2C cho mô hình B2B

DPS sẽ lấy ví dụ để bạn dễ hiểu hơn nhé! Không  ít những Fan Page trên Facebook của các doanh nghiệp có mô hình B2B lại thường xuyên chia sẻ những nội dung chỉ phù hợp cho số đông. Tức là những người không phải là decision maker – người ra quyết định – họ không phải các chủ doanh nghiệp và không hề tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ với số lượng lớn.

Có thể Fan Page đó có nhiều chỉ số tương tác rất cao và nội dung chia sẻ rất nhiều. Nhưng đối tượng mục tiêu thì đã sai quá sai. Những thông tin hot trên báo chí, các “quote” sến câu nước mắt hay nhằm mục đích gây cười v.v có thể khiến cho số lượng Fan của Page tăng một cách nhanh chóng. Thế nhưng, lượng fan này sẽ rơi vào độ tuổi từ 16 – 24 tuổi. Đây là độ tuổi không phù hợp với một Page dành cho B2B; và chắc chắn nhóm khách hàng mục tiêu thực sự thì lại không tiếp thu nội dung này và thậm chí là không đoái hoài gì đến Page đó.

Tức là bạn phải hiểu rõ bản thân, đối thủ và chọn đúng mô hình. Sau đó, bạn mới có thể áp dụng đúng chiến lược và chiến thuật nhằm tránh được việc ứng dụng sai, không hiệu quả và gây lãng phí cho doanh nghiệp

7. Xác định nguồn lực nội bộ hiện tại của bạn như thế nào?

Với vai trò lãnh đạo doanh nghiệp hay là người có trách nhiệm cao nhất về marketing đối với công ty, bạn luôn luôn cân nhắc và có kế hoạch kỹ lưỡng và toàn diện đối với nguồn lực nội bộ của mình.

Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Chi phí xây dựng đội ngũ marketing in-house
Chi phí cho việc thành lập in-house marketing và thuê Digital Marketing agency

Nếu quy mô doanh nghiệp của bạn nhỏ, chi phí của bạn chưa đủ để lập một đội marketing in-house chuyên nghiệp; thì bạn có thuê digital marketing agency để đảm đương việc này.

Còn nếu bạn vẫn quyết định lập môt team in-house thì bạn phải hết sức cẩn thận với việc sử dụng nhân sự in house. Không nhất thiết doanh nghiệp phải xây dựng cả một team in-house. Thậm chí, ngay cả khi phần việc bạn định thực hiện có thể rất khổng lồ. Vì quản lý một marketing team in-house vừa làm chiến lược vừa làm content không phải là chuyện dễ. Trong khi bạn không phải là người thực sự rành rẽ về Digital Marketing. Hơn thế, các chuyên môn liên quan cũng là một cản trở bạn; chưa kể chi phí hoạt động cho tean in-house sẽ rất lớn.

Do đó, bạn chỉ cần có nhân sự chuyên trách, có chuyên môn sâu, có tầm nhìn chiến lược. Các phần việc thực hiện khác, bạn nên tìm các nguồn out source với giá bạn có thể chấp nhận được.

Doanh nghiệp có quy mô lớn

Trong trường hợp bạn điều hành một doanh nghiệp lớn. Bạn luôn cần phải đưa Digital Marketing vào chiến lược dài hạn của mình. Nếu cần thiết bạn có thể thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Một team in-house rất tốt để thực hiện việc quản lý các đầu việc hay dự án. Tuy nhiên, việc thuê các Digital marketing agency để tư vấn và thực hiện chuyên nghiệp là điều hoàn toàn cần thiết. Nhất là khi doanh nghiệp của bạn càng lớn thì quy mô dự án càng lớn; thì bạn càng cần những bên có chuyên môn sâu và có cái nhìn bao quát để giải quyết bài toán của bạn.

Ngoài ra, dù ở quy mô doanh nghiệp nào, lớn, vừa hay nhỏ; thì bạn cũng cần phải xem trình độ nói chung của nhân viên của toàn doanh nghiệp. Kỹ năng và chuyên môn của họ có còn phù hợp hay cần phải nâng cấp, bổ sung để thực hiện Digital Marketing hay không. Vì có rất nhiều dự án Marketing truyền thông phải cần triển khai bên trong nội bộ của doanh nghiệp.

8. Marketing truyền thống và Digital Marketing có thể kết hợp được hay không?

Digital marketing và marketing truyền thống
Có hay không sự kết hợp của hai hình thức marketing hiện đại và truyền thống.

Câu trả lời chắc chắn là có. Trong rất nhiều trường hợp thực tiễn, Marketing truyền thống có thể hỗ trợ Digital Marketing và ngược lại. Điều này được ứng dụng uyển chuyển trong từng cases và biến hoá muôn hình vạn trạng.

Trong thực tế, hoạt động Activation truyền thống có thể được nhiều người biết và tham gia hơn khi nhận được sự hỗ trợ của Digital Marketing. Ngược lại, rất nhiều hoạt động online của khách hàng nếu được kết nối với hành động mua hoặc tương tác tại điểm bán hàng để tạo ra trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng.

Một khi bạn đã hiểu rõ về Digital Marketing. Bạn hãy kiên trì bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu và thử ứng dụng nó. Chắc hẳn, bạn sẽ thấy rất nhiều điều thú vị; khi bạn có thể phối hợp được giữa hai Marketing truyền thống và Digital Marketing.

Hơn nữa, các nguyên lý Marketing truyền thống vẫn có tính ứng dụng rất cao; có thể nói Digital Marketing là sự biến đổi để phù hợp hơn trong thời đại công nghệ. Nhưng suy cho cùng nó cũng đi ra từ cái nguyên lý gốc ban đầu của Marketign truyền thống. Điều quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu kỹ nhằm tránh việc ứng dụng Digital Marketing theo phong cách của Marketing truyền thống. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp chúng với nhau nhưng đừng sử dụng “bình mới để đựng rượu cũ”.

Bài trước Bài trước
Bài mới hơn Bài mới hơn
0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
viVietnamese