276/28 Tân Hòa Đông, Bình Trị Đông, Bình Tân, TPHCM
lienhe@truyenthongdps.com

Hiểu Đúng Từ A-Z Về Thâm Nhập Thị Trường (Market Penetration)

  • Trang chủ
  • Blog
  • Blog
  • Hiểu Đúng Từ A-Z Về Thâm Nhập Thị Trường (Market Penetration)
Thâm nhập thị trường

Market Penetration – thâm nhập thị trường là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực marketing và bán hàng. Nó có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô, gia tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới hay công ty startup. Để hiểu rõ hơn về Market Penetration, tầm quan trọng cũng như cách thức xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả, xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của DPS Media.

Định nghĩa Market Penetration – thâm nhập thị trường 

Theo Philip Kotler, Market Penetration – thâm nhập thị trường là một chiến lược định giá thấp được các doanh nghiệp áp dụng cho sản phẩm/ dịch vụ, nhằm thu hút nhiều người mua hơn, giúp gia tăng phần trăm thị phần.

Chiến lược thâm nhập giúp gia tăng thị phần cho doanh nghiệp
Chiến lược thâm nhập giúp gia tăng thị phần cho doanh nghiệp

Mức độ thâm nhập thị trường được tính theo công thức sau:

Mức độ thâm nhập thị trường = (Số lượng khách hàng / quy mô thị trường mục tiêu) x 100%

Ví dụ: Smartphone là thiết bị điện tử không thế thiếu của mỗi người. Do đó, thị trường dự kiến của mặt hàng này là vô cùng tiềm năng. Một công ty dự kiến ra mắt dòng smartphone mới nhắm đến quy mô thị trường mục tiêu là 200 triệu người. Sau một thời gian ra mắt, số lượng khách hàng mua sản phẩm smartphone này là 20 triệu người. Vậy mức độ thâm nhập thị trường của dòng smartphone này là 10%.

Thông thường, mức độ thâm nhập thị trường của sản phẩm tiêu dùng thường dao động từ 2 – 6%. Còn các sản phẩm kinh doanh thì có thể dao động từ 10 – 40%.

Tầm quan trọng của Market Penetration – thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường là các chiến lược được doanh nghiệp áp dụng nhằm gia tăng thị phần cho một sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp ở một thị trường mới bằng cách sử dụng các chiến lược Marketing. Xây dựng một chiến lược thị trường là công cụ quan trọng để doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về sản phẩm của mình, mức độ đáp ứng nhu cầu cũng như tâm lý mua sắm của khách hàng.

Ngoài ra, khi thực hiện các chiến lược thâm nhập thị trường, doanh nghiệp sẽ xác định được mức độ tiêu thụ sản phẩm là bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ai, điểm mạnh, điểm yếu như thế nào. Những thông tin này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược bán hàng phù hợp hơn.

Tìm hiểu 8 chiến lược Market Penetration – thâm nhập thị trường tốt nhất hiện nay

Chiến lược định giá động 

Chiến lược định giá động là việc doanh nghiệp triển khai các phương án điều chỉnh về giá sản phẩm/ dịch vụ nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu marketing khác nhau. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình của thị trường để đưa ra quyết định tăng hay giảm giá sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên, dù lựa chọn hình thức nào, doanh nghiệp cũng phải tính toán xem phản ứng của khách hàng, đối thủ cạnh tranh với sự thay đổi này như thế nào.

Chiến lược điều chỉnh giá linh động
Chiến lược điều chỉnh giá linh động

 

Phát triển kênh phân phối 

Ngày nay, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng kênh phân phối để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được chiến lược phát triển phù hợp để đưa được nhiều hàng hóa đến với khách hàng nhất.

Mỗi kênh phân phối sẽ có những đặc điểm, tính chất riêng phù hợp từng sản phẩm/ dịch vụ khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các loại hình kênh phân phối cũng như sản phẩm, dịch vụ của mình để lựa chọn được kênh phân phối tối ưu nhất.

Chiến lược Market Penetration – thâm nhập thị trường: Cải tiến sản phẩm 

Doanh nghiệp có thể theo dõi thị phần của một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể để đánh giá phản ứng của khách hàng. Từ đó, đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng mặt hàng dựa trên sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng.

Cải tiến chất lượng nhằm nâng cao mức độ yêu thích sản phẩm
Cải tiến chất lượng nhằm nâng cao mức độ yêu thích sản phẩm

Một số phương pháp cải tiến sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng là: cải tiến kiểu dáng, cải tiến chất lượng và cải tiến tính năng… giúp sản phẩm được khách hàng yêu thích và ưa chuộng hơn. Đây là một trong những chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả, giúp kéo dài chu kỳ sống và mang đến doanh thu ổn định cho doanh nghiệp trong thời gian dài.

Đẩy mạnh quảng cáo 

Đẩy mạnh quảng cáo là chiến lược thâm nhập thị trường bằng cách sử dụng các hình thức quảng cáo ở nhiều mặt trận khác nhau. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách rộng rãi cũng như tăng nhận thức của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng chiến dịch dù có quy mô lớn hay nhỏ thì nó cũng cần được lên kế hoạch chi tiết, bài bản. Vì một chiến dịch quảng cáo sơ sài, không được chăm chút kỹ lưỡng sẽ dễ bị đối thủ cạnh tranh “phá hỏng” và chiếm ưu thế hơn.

Một số phương thức quảng cáo thường được sử dụng là: Băng rôn, biển hiệu, quảng cáo trên báo in, truyền hình, truyền thông…Bộ phận marketing của doanh nghiệp nên sử dụng các kỹ thuật tiếp thị mang tính năng đột phá, sáng tạo để tăng hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo.

Chiến lược Market Penetration – thâm nhập thị trường: Tạo rào cản gia nhập 

Một thương hiệu thông minh sẽ biết cách tận dụng nguồn lực sẵn có hoặc tìm kiếm những thứ có thể làm để cho sản phẩm/ dịch vụ trở nên độc đáo, khác biệt hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ xây dựng được rào cản gia nhập với đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh ưu thế thị trường.

Nắm rõ rủi ro và tăng trưởng 

Khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới ra thị trường sẽ có 2 tình huống có thể xảy ra: thành công hoặc thất bại. Việc thâm nhập vào một phân khúc hoàn toàn mới của thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn. Vậy nên, việc hiểu rõ sản phẩm và thị trường là chìa khóa quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có suôn sẻ, thuận lợi không.

Hiểu rõ sản phẩm giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp
Hiểu rõ sản phẩm giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp

Tạo sự khác biệt 

Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay muốn dành chiến thắng thì bạn phải có chiến lược sản phẩm cũng như cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt. Bởi một chiến lược bán hàng nếu không được cải tiến mà lặp đi lặp lại liên tục sẽ không mang đến kết quả tốt và gây cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, bạn cần thay đổi suy nghĩ và sửa đổi các chiến lược Market Penetration – thâm nhập thị trường khi cần thiết. Bằng cách sáng tạo và nâng cao giá trị sản phẩm, bạn sẽ gia tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp.

Chiến lược Market Penetration – thâm nhập thị trường: Hợp tác, liên minh chiến lược 

Liên minh chiến lược là các công ty, tổ chức có chung thị trường mục tiêu cùng bán những sản phẩm/ dịch vụ tương đồng với nhau. Mục đích của liên minh chiến lược là tạo ra những lợi ích chung nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh không thuộc “nhóm liên minh”.

Chiến lược hợp tác, liên minh giữa các doanh nghiệp
Chiến lược hợp tác, liên minh giữa các doanh nghiệp

Thay vì phát triển từ bên trong, việc hợp tác và liên kết với doanh nghiệp trong ngành sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu nhanh chóng, dễ dàng hơn và ít xảy ra rủi ro hơn. Ngoài ra, chiến lược này còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Tiếp cận thị trường rộng hơn
  • Tiếp cận đa dạng các kênh phân phối
  • Tiếp cận công nghệ mới 
  • Lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô
  • Giảm thiểu rủi ro, chi phí của chiến lược hoặc sản phẩm mới
  • Nâng cao mức độ tin cậy

Các bước để xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường mới 

Xây dựng chiến lược Market Penetration - xâm nhập thị trường
Xây dựng chiến lược Market Penetration – xâm nhập thị trường

Thâm nhập vào một thị trường mới không phải là điều dễ dàng, kể cả với những doanh nghiệp có nguồn lực mạnh. Vậy nên, trước khi thâm nhập vào bất cứ thị trường nào, bạn cũng cần xây dựng một chiến lược khoa học, hợp lý. Dưới đây là 8 bước cơ bản để xây dựng một chiến lược thâm nhập thị trường thành công:

  • Bước 1: Nghiên cứu quy mô thị trường 
  • Bước 2: Xác định phân khúc thị trường
  • Bước 3: Lựa chọn thị trường mục tiêu
  • Bước 4: Định vị sản phẩm
  • Bước 5: Định giá sản phẩm
  • Bước 6: Lựa chọn chiến lược thâm nhập phù hợp
  • Bước 7: Marketing gia tăng thị phần
  • Bước 8: Khảo sát phản hồi của khách hàng và cải thiện sản phẩm

Tổng kết 

Mở rộng quy mô và tối ưu lợi nhuận là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hướng đến. Và chiến lược Market Penetration – thâm nhập thị trường chính là điều mà các doanh nghiệp cần thực hiện để gia tăng khả năng cạnh tranh và thống lĩnh thị trường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Truy cập ngay vào website của DPS Media để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về marketing nhé!

Bài trước Bài trước
Bài mới hơn Bài mới hơn
0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
viVietnamese